Thế kỷ 20 Phật giáo Phương Tây

Luồng Phật tử châu Á nhập cư

Chân dung của Nyanatiloka Maha Thera - một trong những tỳ kheo đầu tiên ở Phương Tây

Những nhà sư nhập cư sang Hoa Kỳ không những giảng đạo cho những người gốc Á mà còn truyền bá tôn giáo của mình cho những người phương Tây. Những người Phật tử đầu tiên đến Tây phương không ai khác chính là những người công nhân giá rẻ Trung Hoa trong việc xây dựng đường sắt và mở rộng công nghiệp, họ đã thành lập những ngôi đền, chùa ngay tại nơi họ định cư dọc theo những đường ray tàu hỏa. Cũng vào khoảng thời gian này, những đồn điền và nông trại tại Hawaii và trung tâm California đã bắt đầu xuất hiện những người Nhật nhập cư. Vào năm 1899, họ thành lập Hiệp hội Truyền giáo ngay tại Bắc Mỹ. Sau đó, nó được đổi tên thành Buddhist Churches of America.

Vào năm 1893,Soyen Shaku –một trong 4 vị Thiền sư cùng hai người Phật tử tại gia, đã giới thiệu dòng thiền Lâm Tế, Tịnh độ chân tông, Nhật liên tông, cùng khác tông phái khác của Phật giáo[4], tạo ra những đại biểu ưu tú của Nhật Bản để dự Đại hội Tôn giáo tại Chicago vào năm 1893.Năm 1897, thiền sư D.T. Suzuki đến thăm Hoa Kỳ để cùng làm việc và nghiên cứu với giáo sư triết học Paul Carus. Ông cũng là người quan trọng nhất trong việc truyền bá Thiền tông đến Phương Tây.[5] Những công trình của Suzuki đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên Chủ nghĩa Phật giáo hiện đại, một dạng thuyết hổ lốn của đạo Phật,giúp hòa quyện giữa bản sắc Phật giáo Á Đông với Thuyết Tiên nghiệm phương Tây [5]

Trước Chiến tranh thế giới

Bản dịch Tiếng Anh đầu tiên của quyển sách Tibetan Book of the Dead, được dịch sang Tiếng Việt là Tử thư (Tây Tạng), ấn hành vào năm 1927 và được tái bản năm 1935 kèm với lời nhận xét của C.G. Jung - bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học Thụy Sĩ cũng như là nhà tâm lý học hiện đại đầu tiên cho rằng: "Tinh thần của con người là nền tảng của mọi tôn giáo’’ đã thu hút nhiều người Phương Tây đến với Phật giáo Tạng truyền.[6]

Tuy nhiên, trên thực tế, vào những năm đầu khi ngành nghiên cứu Phật học ở Tây phương ra đời đã vấp phải không ít khó khăn mà cụ thể là những bản dịch kinh Phật nghèo nàn về ngôn từ cũng như chiều sâu (do không phải là bản dịch từ cuốn kinh gốc mà được dịch lần lượt qua nhiều ngôn ngữ), nhưng điều này đã sớm được giải quyết khi các học giả phương Tây,đáng nói nhất là Max Müller bắt đầu học ngôn ngữ châu Á và dịch kinh Phật từ những bản gốc. Cũng vào thời gian này, cuốn tiểu thuyết Siddhartha, được dịch ra tiếng Việt là Câu chuyện dòng sông được viết bởi một nhà văn người Đức tên Hermann Hesse xuất bản như một món quà thể hiện niềm tin yêu của ông đối với các tôn giáo phương Đông

Trong những năm 1950

Vào những năm 50 của thế kỷ, Jack Kerouac- một nhà văn người Mỹ thuộc trường phái Beat Generation đã trở nên nổi tiếng với tiểu thuyết The Dharma Bums (tạm dịch là "Sự bùng nổ của Chánh pháp") cùng nhiều tác phẩm khác. Một nhà triết học khác tên Alan Watts, cũng đã thành công khi cho xuất bản nhiều tác phẩm về Thiền và Đạo Phật. Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế khỉ trước, phong trào " nghiệm lại văn hóa’’ những người hippie đã mở ra một cuộc khám phá lại những giá trị của đạo Phật, điều mà họ tin rằng đang hứa hẹn sẽ vạch ra những con đường đi đến hạnh phúc thực tiễn và rốt ráo hơn đạo Thiên Chúa, cũng như một lối thoát cho hiện tượng thoái trào về đức tin tâm linh và cuộc sống bộn bề Phương Tây.[6]

Sự xuất hiện của Xu hướng Phật giáo Phương Tây

Orlando Bloom- một trong những diễn viên nổi tiếng của Mỹ trong loạt phim "Cướp biển vùng Caribbean" và "Chúa tể của những chiếc nhẫn, là thành viên của Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai

Sau Thế chiến thứ 2, tại những nước Tây Phương lại xuất hiện một phong trào Phật giáo mới.

Vào năm 1959, một vị thiền sư Nhật Bản tên Shunryu Suzuki, đến San Francisco với tư cách là một giảng sư về đạo Phật cho những có có hứng thú trong lúc Thiền đang trở thành một đề tài nóng bỏng giữa các nhóm người có sự tò mò về triết lý Phương đông tại Hoa Kỳ.

Vào năm 1965, Philip Kapleau-vị thiền sư đầu tiên của Hoa Kỳ đến Rochester, New York để tạo dựng nên Trung tâm thiền Rochester với cho phép của sư phụ mình- ngài Haku'un Yasutani. Vào thời gian này, một số người Mỹ đã được gửi đến Nhật Bản để theo học những vị Thiền sư danh tiếng. Đơn cử như Kapleau đã dành ra 13 năm (1952–1965) và hơn 20 kỳ tiếp tâm trước khi được phép trở về nhằm mở trung tâm Thiền riêng. Trong lúc đang còn học tại Nhật Bản, Kapleau đã viết tác phẩm đang còn thai ghén của mình- The Three Pillars of Zen", được dịch sang Tiếng Việt với tựa đề "Ba trụ Thiền"'.

Cũng trong năm này, những nhà sư đến từ Sri Lanka đã thành lập Hiệp hội những tu sĩ Phật giáo Washington tại Washington, D.C-, Hiệp hội tăng sĩ Nam Tông đầu tiên trên đất Mỹ,khá dễ dàng để tiếp cận đối với nhiều những người Mỹ nói Tiếng Anh song hành với một trong các hoạt động chính là phát triển phái thiền Vipassana.Thế nhưng, Phật giáo Nam tông chỉ khởi sắc khi những người Hoa Kỳ đầu tiên đến học Thiền Vipassana tại châu Á vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước.

Trong những năm 1970, Phật giáo Tây Tạng lại giành được nhiều sự quan tâm hơn trong công chúng. Điều này cũng ít nhiều cũng bị tác động do quan điểm của 'shangri-la' về đất nước này cũng như giới truyền thong Phương Tây lại lien tục đưa tin về hiện trạng Tây Tạng bấy giờ.Cả bốn trường phái của Tây Tạng dần dần trở nên nổi tiếng. Những vị lạt- ma Tây Tạng như Karmapa (Rangjung Rigpe Dorje), Chögyam Trungpa Rinpoche, Geshe Wangyal, Geshe Lhundub Sopa, Dezhung Rinpoche, Sermey Khensur Lobsang Tharchin, Tarthang Tulku, Lama YesheThubten Zopa Rinpoche đều thành lập những trung tâm Phật học tại phương tây trong những năm 1970.Nhưng có lẽ nhân vật được biết đến nhiều nhất chính là Đạt-lai Lat-ma thứ 14 - Tenzin Gyatso, khi ông có một cuộc viếng thăm đến Hoa Kỳ vào năm 1979 với tư cách là một nhà lãnh đạo lưu vong trên cả phương diện chính trị cũng như tâm linh của Tây Tạng. Cuộc đời thuở thiếu thời của ông được khá nhiều người Phương Tây quan tâm, thậm chí chúng còn dựng nên thành những bộ phim đặc sắc như Kundun hay Seven Years in Tibet (tạm dịch là "Bày năm ở Tây Tạng") với sự tham gia của ngôi sao Brad Pitt. Không những thế, Đạt-lai Lạt-ma còn là người dẫn dắt các tài tử nổi tiếng khác đến với đạo Phật như Richard GereAdam Yauch.

Thêm vào đó, trong thời gian cuộc Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam, nhiều người Mỹ đã đến hai vùng đất này để chứng kiến những thảm họa về chiến tranh đã gây ra cũng như tìm hiểu về tình hình xã hội ở hai quốc gia này lúc bấy giờ. Trong số họ cũng đã có không ít người theo đạo Phật, thậm chí còn có người trở thành những tu sĩ Phật giáo ở cả hai phái Nam Tông và Bắc Tông, sau đó trở về để thành lập những trung tâm Thiền định nổi tiếng tại Mỹ. Một lý do khác khiến đạo Phật nở rộ ở trời Âu chính là những tác phẩm của Alan Watts, D.T. SuzukiPhilip Kapleau được ủng hộ bởi những nhà hoạt động xã hội và những người có sở thích tìm cầu luồng tư tưởng, văn hóa mới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phật giáo Phương Tây http://www.abc.net.au/stateline/sa/content/2003/s1... http://www.nantien.org.au/ http://www.aish.com/sp/so/48905982.html http://www.asiantribune.com/?q=node/10418 http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0602/24/lkl... http://dudespaper.com/the-dude-abidesnot-just-coen... http://info-buddhism.com/Buddhism_in_the_West_Jay_... http://www.rosicrucian.com/cob/cobeng01.htm http://www.unomaha.edu/jrf/OrientalMullen.htm http://nirc.nanzan-u.ac.jp/publications/jjrs/pdf/7...